0946951535

Hotline bán hàng

0914 951 535

Hotline bán hàng

Danh mục sản phẩm

Cách cất giữ trang sức

EVT.VN 13 năm trước 1789 lượt xem

Cách cất giữ trang sức đồ trang sức là một trong những đặc quyền của phái đẹp Sẽ thật là thiếu sót lớn nếu chúng ta sở hữu một gia tài quý giá dường ấy, mà không biết cách bảo quản chúng ra sao cho đúng cách. Nhất là khi các món đồ trang sức nếu không

     Cách cất giữ trang sức

     

    Lịch sử và truyền thuyết:

    Theo ngôn ngữ Sanskrit cổ (ngôn ngữ cổ của Ấn Độ), ruby gọi là ratnaraj, nghĩa là “vua đá quý”. Ở nước Miến Điện cổ (nay là Myanmar), các chiến binh đeo ruby để làm cho họ trở nên bất khả chiến bại. Trong Kinh thánh, phụ nữ nào khôn ngoan và đạo đức thì được xem “quý giá hơn đá ruby”. 

    Người Mỹ cho là ruby giúp con người có lòng đam mê và dũng cảm, và họ dùng ruby làm đá quý mừng sinh nhật trong tháng bảy.
    Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến: 

    Màu đẹp nhất của ruby là đỏ mạnh tươi cho đến đỏ hơi phớt tím. Đỏ phớt tím thường được xem là đẹp hơn đỏ phớt cam. Các đá corundum màu hồng, tím và cam thì không được gọi là ruby, mà gọi là saphia khác màu xanh (fancy sapphire). 

    Ruby cỡ lớn thì rất hiếm và có giá trị: một viên ruby 4 carat đẹp sẽ bán giá cao hơn nhiều so với đá kim cương hay emerald 4 carat đẹp. Với ruby lớn thì dạng mài chủ yếu là ovan và hình nệm. Các đá nhỏ thường cắt mài hình tròn hay vuông.

    Nguồn gốc:

    Nguồn ruby nổi tiếng nhất thế giới là Myanmar, đó là nơi sản xuất ra ruby màu đỏ mạnh tươi. Xưa kia Thái Lan là nước sản xuất ruby quan trọng, nay thì hoạt động khai mỏ đã giảm, nhưng Thái Lan vẫn là trung tâm cắt mài và buôn bán ruby quan trọng nhất. 

    Những nước khác là có nguồn ruby quan trọng là Madagasca, Việt Nam, Kenya, Sri Lanka, Afghanistan và Tanzania.

    Xử lý tăng vẻ đẹp thường gặp: 

    Hầu hết ruby đều được xử lý để có màu đỏ tối đa và khử được màu phụ là xanh và nâu. Một số ruby cũng được nung nhiệt để cải thiện độ trong. Thỉnh thoảng thủy tinh tàn dư trong xử lý nhiệt bị giữ lại trong các khe nứt hay hốc khi đá nguội lạnh: vật liệu lấp đầy này nếu quá rõ có thể làm giảm giá trị của đá. Đá cải thiện bằng nhiệt thì vững bền và không cần phải giữ gìn cẩn thận, trừ khi vẫn còn chứa vật liệu lấp đầy.

    Bảo quản và làm sạch: 

    Ruby cũng như saphia đều là khoáng corundum, có độ cứng 9 trên thang Mohs. Corundum quá cứng nên được dùng làm chất mài mòn. Do đó ruby là một trong những đá quý bền vững nhất.

    Rửa ruby với xà phòng: dùng bàn chải chà vào phía sau của đá là nơi có thể tích tụ nhiều chất dơ.

    Aquamarine

    Lịch sử và truyền thuyết:

    Truyền thuyết cho rằng Aquamarine là báu vật của nàng tiên cá, nó có quyền năng giúp cho các thủy thủ an toàn trên biển. Quyền năng của nó được tăng lên khi nhúng vào trong nước. 

    Người ta cũng cho rằng aquamarine sẽ giúp đem lại sự bình an cho các đôi uyên ương. Vì năng lượng của nó bảo đảm cho một cuộc hôn nhân bền vững và hạnh phúc nên aquamarine đã trở thành một món quà cưới quý giá. 

    Aquamarine còn chống lại sự hãm hại của ma quỷ.

    Khi mơ thấy aquamarine nghĩa là ta sắp có một người bạn mới. 

    Ở Mỹ, aquamarine là đá mừng sinh nhật trong tháng 3.

    Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến: 

    Aquamarine thường có màu xanh nhạt, nhưng nếu màu càng xanh thì càng có giá trị. Người sành điệu thì lại thích màu xanh thuần khiết, không pha lẫn màu lục hay xám. Nếu bạn thích aquamarine màu xanh phớt lục-vàng thì giá sẽ rẻ hơn.

    Đá kích thước nhỏ ít khi có màu đậm, nghĩa là đá càng lớn thì màu càng đậm.

    Vì thường là màu nhạt nên dễ nhìn thấy các tạp chất bên trong do đó hầu hết các nhà sưu tập thường tìm các viên aquamarine có độ sạch cao.

    Aquamarine thường được cắt mài theo kiểu emerald hay ovan.

    Nguồn gốc:

    Aquamarine có ở Brazin, Zambia, Mozambic, Angola, Nigeria, Madagasca và các quốc gia khác.

    Xử lý tăng vẻ đẹp thường gặp: 

    Thường nung nóng aquamarine màu xanh phớt lục để khử yếu tố màu vàng. Xử lý này tạo màu xanh thuần túy, vững bền, không phai và không thể phát hiện được.

    Bảo quản và làm sạch: 

    Với độ cứng là 7,5 trên thang Mohs, aquamarine là đá quý bền vững, thích hợp cho việc đeo nó hàng ngày. 

    Rửa với xà phòng: dùng bàn chải chà phía sau viên đá nơi có thể dính nhiều chất dơ.

     

    Cẩm thạch

    Cẩm thạch (jade) là danh từ chung để chỉ hai loại đá quý riêng biệt, là jadeite và nepherite. Cẩm thạch là loại đá quý đa khoáng, nghĩa là jadeite hoặc nepherite chỉ là một trong các thành phần tạo đá, tuy nhiên hàm lượng của chúng chiếm đa số nên tên của chúng được dùng để gọi tên đá, như cẩm thạch jadeite hoặc cẩm thạch nepherite. Hiện nay trên thị trường quốc tế, jadeite được ưa chuộng và có giá trị cao hơn nepherite vì thường có màu sắc đẹp hơn, trong và cứng chắc hơn.

    Nguồn jadeite phổ biến ở Myanmar, Guatemala, Nga, Mỹ. Nguồn nepherite ở Trung Quốc, Nga, Canada, New Zeland và Mỹ. Đá jadeite đẹp nhất thế giới là từ Myanmar (xem hình 1 và 2), chúng được bán vào Trung Quốc từ cuối thế kỷ 16. Việt Nam chưa tìm được nguồn cẩm thạch đẹp. Toàn bộ cẩm thạch ở Việt Nam đều được nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ Hong Kong vì đây là một trong những nơi chế tác và buôn bán cẩm thạch lớn nhất thế giới.

    Thị trường Việt Nam thường dùng từ chung là cẩm thạch, thông thường khi nói đến cẩm thạch thì người ta hay nghĩ đó là jadeite chứ không nghĩ đến nepherite vì có lẽ loại này ít được bày bán.

    Cẩm thạch được cấu tạo bởi những hạt và sợi cực nhỏ kết dính vào nhau. Chúng có độ cứng thấp hơn nhiều loại đá quý như kim cương, ruby, saphia, topaz, thạch anh. Tuy nhiên nhờ cấu tạo vi sợi và hạt nên chúng có độ dai chắc cao nhất, nhờ tính chất này mà người ta có thể cắt cẩm thạch thành những miếng rất mỏng.



    Ngọc lục bảo
     
     

    Việt Nam đôi khi gọi emerald là lục ngọc hay lục bảo ngọc. Nhờ có màu lục mạnh là màu của mùa xuân nên từ lâu người ta xem emerald là biểu tượng của tình yêu và sự tái sinh. Nhiều nhà cai trị khác nhau như nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, vua Ấn Độ Shah Jahan và các vua Tây Ban Nha xem emerald là báu vật nên nó đã trở thành một loại tiền tệ quốc tế trong hàng nghàn năm qua. 

    Lịch sử và truyền thuyết:

    Khoảng 4000 năm qua, các nền văn hóa trên khắp thế giới xem
    emerald là báu vật, người ta cho rằng nó giúp phát triển trí thông minh cũng như chất xúc tác tình yêu. Truyền thuyết kể rằng ai sở hữu nó sẽ có được tài hùng biện.

    Xác ướp Ai Cập xưa được chôn cùng với emerald đeo trên cổ để chứng tỏ tuổi trẻ bất diệt.
    Emerald là loại đá quý được Cleopatra ưa thích.

    Các Mogul (vua chúa Hồi giáo cổ từ thế kỷ 16 đến 19) ở Ấn Độ, trong đó có Shah Jahan, người đã xây đền Taj Mahal, thích emerald đến nỗi mà họ hay khắc lời kinh lên chúng và đeo như là bùa chú. Một số đá quý linh thiêng này, được gọi là emerald Mogul, ngày nay vẫn còn thấy chúng trong các bảo tàng và các bộ sưu tập.

    Người Incas (cư dân cổ sống vùng cao nguyên Nam châu Mỹ trước khi bị Tây Ban Nha chinh phục) có một nữ thần
    emerald, đó là một viên emerald huyền thoại to bằng một trứng đà điểu. 

    Ở Mỹ, emerald là đá mừng sinh nhật trong tháng 5.

    Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến:

    Emerad giá trị nhất khi có màu lục mạnh sáng của cỏ mùa xuân sau cơn mưa. Vì emerald ở Columbia đã được xem là chuẩn mực bao thế kỷ nay cho nên loại màu lục thuần khiết, như thấy ở Columbia, thường được ưa chuộng hơn là màu lục hơi xanh sẫm của emerald tại Phi châu. 

    Emerald hiếm và trị giá cao. Với những viên màu đẹp nhỏ hơn 5 carat thì emerald có thể sẽ cao giá hơn ruby hay saphia.

    Vì emerald không tạp chất thường hiếm cho nên người ta chấp nhận emerald có một số tạp chất nhất định và chúng không làm giảm giá trị viên đá. Tuy nhiên khi mua, bạn không nên chọn những viên nào có khe nứt hay tạp chất phân bố quá sâu vào bên trong viên đá, vì chúng sẽ làm cho viên đá yếu đi và dễ bị nứt, bể khi vô tình va chạm mạnh. 

    Emerald thường được cắt mài theo kiểu hình chữ nhật, giác tầng mà mọi người hay gọi là kiểu emerald. Các viên đá nhỏ thì lại được mài theo dạng tròn, ovan, giọt nước, hạt dưa. Nhờ màu đậm nên emerald cũng rất đẹp khi được mài theo dạng cabochon.

    Nguồn gốc:

    Columbia là nguồn emerald nổi tiếng nhất và cũng là quốc gia khai thác quan trọng nhất.
    Emerald từ Brazin thì thường có kích thước lớn nhưng màu lục thì lại nhạt hơn màu lý tưởng.
    Emerald ở Zambia thì lại có màu lục phớt xanh sẫm và có độ sạch rất cao.
    Emerald gốc Zimbabwe có màu đẹp và độ sạch khá cao nhưng kích thước thường nhỏ hơn 1 carat.
    Emerald ở Afghanistan và Madagasca có màu đẹp nhưng khai thác còn hạn chế. 

    Xử lý tăng vẻ đẹp thường gặp

    Các khe nứt phổ biến trong
    emerald và thường được lấp đầy bằng chất dầu hoặc nhựa để khó nhìn thấy chúng hơn. Cách xử lý này gọi là lấp đầy hoặc tẩm dầu khe nứt. Có thể cần tái lấp đầy emerald định kỳ để thay thế chất lấp đầy cũ đã bị biến đổi. Việc xử lý này được xem là không bền và có thể phát hiện được. 

    Bảo quản và làm sạch: 

    Emerald là loại đá quý cứng chắc, có độ cứng đạt 7,5 đến 8 trên thang Mohs. Tuy nhiên vì có nhiều tạp chất nên xử lý phải hết sức cẩn thận và tránh những va chạm mạnh.

    Bạn không nên rửa emerald bằng nước xà phòng nóng hoặc bằng hơi nước sôi và không bao giờ được rửa nó với máy siêu âm vì vật liệu lấp đầy có thể bị đẩy ra khỏi viên đá hoặc bị biến đổi, làm lộ ra các khe nứt. Chỉ nên rửa với nước nguội và dùng bàn chải chà nhẹ để lấy đi chất dơ dính phía sau viên đá.


    Phần 1 - Đá Garnet

    Mặc dù nhiều người thường nghĩ granet có màu đỏ sẫm, nhưng thực tế thì nó có nhiều màu khác nữa, như màu cam, lục sáng và nhiều màu khác ngoại trừ màu xanh. Garnet đáp ứng mọi sở thích và túi tiền: như với garnet tsavorite màu lục tươi thì giá mỗi carat có thể đến hàng ngàn đô la, còn garnet màu đỏ là một trong các đá quý thông dụng nhất. 

    Lịch sử và truyền thuyết:

    Đã từ lâu, du khách thường mang theo garnet bên mình để phòng ngừa tai nạn. Các nhà thần bí xưa kia tin rằng đeo garnet sẽ không gặp ác mộng. 

    Hàng thế kỷ trước, ở châu Á, người ta đã cho một chút garnet đỏ vào đạn để làm tăng tính sát thương.

    Trong thế giới cổ đại,
    garnet màu nâu đỏ được gọi là đá màu đỏ hình tròn (carbuncle). Các học giả nghĩ rằng tên garnet bắt nguồn từ tiếng La Tinh dùng để chỉ quả lựu (Punica granatum): trong nhiều nữ trang cổ, các hạt nhỏ đá màu đỏ đã được gắn chung để làm cho giống đám hạt lựu.

    Ở Mỹ, garnet là đá mừng sinh nhật trong tháng 1.


    Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến: 

    Garnet gồm những loại như Rhodolite màu đỏ phớt tím, Tsavorite và Demantoid màu lục, Spessartite mandarin và Malaya màu cam.

    Tính phổ biến phụ thuộc mỗi loại: Tsavorite rất khó có cỡ trên 1 hay 2 carat, còn Rhodolite có nhiều cỡ lớn.

    Giá cũng phụ thuộc mỗi loại: Tsavorite và Demantoid đẹp thường có giá hàng ngàn đô la mỗi carat. Rhodolite màu hồng tím đẹp và Mandarin, Malaya có giá hàng trăm đô la. Almandine màu đỏ tối là một trong những đá quý giá rẻ nhất, cỡ vài đô la mỗi carat.

    Những nhà sưu tập luôn tìm kiếm các bộ nữ trang thuộc nữ hoàng Victoria có các đá màu lục sáng. Chúng có thể là đá garnet demantoid có giá trị và hiếm, là loại đá quý màu lục được ưa thích vào thời ấy.


    Garnet thường được cắt mài theo hình tròn, ovan và hình nệm.

    Nguồn gốc:

    Đông châu Phi có một loạt đá garnet với màu đẹp nhất. Kenya và Tanzania có những garnet mà không nơi nào có, đó là Tsavorite màu lục phớt vàng và Malaya màu cam.

    Madagasca, Mali và Namibia cũng có nhiều loại garnet, đáng kể như Namibia sản xuất loại garnet mandarin màu cam mạnh, cũng như một số garnet demantoid. 
    Nguồn demantoid nổi tiếng nhất là Nga tuy nhiên việc sản xuất còn hạn chế.

    Ấn độ, Thái Lan, Sri Lanka, Nam Phi và Mỹ cũng là nguồn garnet.

    Xử lý tăng vẻ đẹp thường gặp: 

    Chưa thấy xử lý nào ở garnet.

    Bảo quản và làm sạch: 

    Loại đá chiếu sáng và bền này thì dễ bảo quản, có độ cứng từ 7,25 đến 7,5 của thang Mohs.

    Rửa garnet bằng xà phòng trong nước ấm: dùng bàn chải đánh răng chà phía sau viên đá khi dính bụi.


    Phần 7: Đá citrine - thạch anh vàng


    Lịch sử và truyền thuyết:

    Tên của đá quý này (citrine) có nguồn gốc từ tiếng Pháp citron là quả chanh, vì thạch anh vàng phần lớn có màu của quả chanh tây. 

    Thời xưa, người ta đeo thạch anh vàng để chống lại nọc rắn độc và quỷ ám. 

    Đôi khi bạn nghe người ta gọi nhầm thạch anh vàng là thạch anh topaz. Vì topaz là một loại khoáng vật khác hẳn, nên ngành kỹ nghệ buộc phải loại bỏ tên này. 

    Giống như topaz, thạch anh vàng là một trong số đá mừng sinh nhật trong tháng 11 ở Mỹ.

    Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến: 

    Citrine là loại thạch anh trong suốt, có màu từ vàng, vàng mật ong đến nâu cam. 

    Mặc dù loại thạch anh vàng có màu nâu cam sẫm đến màu cam hơi đỏ, tên gọi là citrine Madeira, từ trước đến nay là có giá trị cao nhất, nhưng sau này loại có màu vàng chanh sáng lại được ưa chuộng hơn. 

    Thạch anh vàng thường rẻ hơn thạch anh tím, là loại cùng nhóm với nó. Giống như tất cả loại thạch anh, thạch anh vàng cũng khá phổ biến và đủ loại kích cỡ và hình dáng, kể cả kích thước cực lớn. Người ta cũng hay dùng thạch anh để cắt mài và chạm trổ tùy thích.

    Nguồn gốc:

    Hầu hết thạch anh vàng được khai thác ở Brazin, đặc biệt là ở bang Rio Grande do Sul. Nó cũng được khai thác nhiều ở Bolivia.

    Xử lý tăng vẻ đẹp thường gặp: 

    Phần lớn thạch anh vàng trên thị trường có nguồn gốc là thạch anh tím được nung nhiệt để chuyển thành màu vàng kim.

    Bảo quản và làm sạch: 

    Thạch anh vàng có độ cứng 7 trên thang Mohs. Nó vững bền và có thể đeo hàng ngày.

    Rửa thạch anh vàng với xà phòng: dùng bàn chải chà phía sau viên đá là nơi co thể dính chất dơ.

    Không nên để nữ trang thạch anh vàng dưới nhiệt và ánh sáng mạnh trong thời gian lâu.

     

    Sapphire


    Sapphire sao có sao 6 cánh sáng trên vòm các viên cabochon. Các ngôi sao giống như mắt của đá mắt mèo, được tạo ra do ánh sáng phản chiếu từ các bao thể li ti bên trong viên đá.

    Lịch sử và truyền thuyết:

    Theo các tín đồ công giáo thời Trung cổ thì 3 dãy trong sao ở saphia tượng trưng cho đức tin, hy vọng và nhân ái.

    Ngày xưa con người nghĩ rằng saphia sao là đá quý cho số mệnh và ngôi sao là ánh sáng dẫn đường giúp người đeo nó tránh được điều xấu.

    Viên saphia sao đặc biệt nhất thế giới có tên Ngôi sao Ấn Độ nặng 153 carat, được khai thác ở Sri Lanka chứ không phải ở Ấn Độ. Hiện nó được trưng bày ở Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ ở New York, Mỹ. 

    Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến: 

    Giá trị của saphia sao phụ thuộc vào 2 yếu tố, thứ nhất là độ đậm và sự hấp dẫn của màu gốc viên đá, thứ hai là độ mạnh và độ sắc nét của ngôi sao. Tất cả sáu cánh sao phải thẳng và rõ như nhau.

    Màu saphia sao đẹp nhất là xanh tươi từ trong mờ đến trong suốt, màu và độ trong này hiếm khi hiện diện chung với ngôi sao mạnh.

    Sao có thể xuất hiện trên saphia đủ màu, tuy nhiên thường khó thấy sao trên nền đá màu nhạt và dó đó chúng ít được ưa thích.

    Phổ thông hơn cả là
    sapphire sao có màu xanh nhạt, xanh xám, màu sẫm và đen. Saphia sao màu đen giá tương đối rẻ hơn.

    Saphia sao ngày càng hiếm vì người ta thường đem nung nhiệt đá thô có khả năng tạo sao để phân hủy các bao thể rutin làm đá trong hơn và có thể mài giác thay vì mài cabochon để tạo sao.

    Saphia sao luôn được cắt mài thành hình tròn hay ovan dạng cabochon mặt vòm láng để có được hiệu ứng sao. 

    Nguồn gốc:

    Saphia sao có nhiều nhất ở Sri Lanka. Thái lan, Kenya, Tanzania, Myanmar, Việt Nam và Úc cũng có saphia sao.

    Xử lý tăng vẻ đẹp thường gặp: 

    Mặc dù cũng giống như các đá saphia khác, saphia sao cũng có thể xử lý được, nhiệt giúp phân hủy rutin rồi tái kết tinh để tạo ra sao hấp dẫn hơn, nhưng trong thực tế, saphia sao xấu thường được xử lý nhiệt để tạo ra saphia xanh trong suốt hơn.

    Bảo quản và làm sạch: 

    Cũng giống như đá ruby anh em, saphia sao là khoáng vật corundum, có độ cứng 9 trên thang Mohs. Corundum rất cứng nên được dùng làm chất mài mòn. Do đó
    saphia là một trong những đá quý cứng chắc nhất.

    Rửa saphia với xà phòng và nước ấm: dùng bàn chải chà phía sau viên đá là nơi tích tụ nhiều chất dơ.

     

    Tin Liên Quan

    Bình luận bài viết

    • Hãy là người bình luận đầu tiên !