0946951535

Hotline bán hàng

0914 951 535

Hotline bán hàng

Danh mục sản phẩm

Vietnambiz - Hành trình kinh doanh trang sức như chuyện cổ tích của một chàng trai nghèo, bại liệt

Vietnambiz 5 năm trước 264 lượt xem

Từ một chàng trai nghèo, mất khả năng vận động, nhờ nghị lực vươn lên và tình yêu lớn của một cô gái, Trần Văn Tiên từng bước vượt qua những nghịch cảnh của số phận, lập nên một trong những thương hiệu trang sức lớn ở miền Bắc.

    Từ một chàng trai nghèo, mất khả năng vận động, nhờ nghị lực vươn lên và tình yêu lớn của một cô gái, Trần Văn Tiên từng bước vượt qua những nghịch cảnh của số phận, lập nên một trong những thương hiệu trang sức lớn ở miền Bắc.

    Chào đời trong một gia đình thuần nông, Trần Văn Tiên làm lụng chăm chỉ từ nhỏ. Nhưng khi anh học lớp 9, một cơn bạo bệnh khiến anh mất khả năng đi lại, phải nằm một chỗ. Bi kịch ấy làm đảo lộn cuộc sống của cả gia đình.

    Nhà nghèo, nhưng cha và mẹ anh phải dành khá nhiều thời gian để chăm anh, đồng thời vay thêm tiền để trị bệnh cho con. Em trai phải nghỉ học để làm thuê, phụ giúp cha, mẹ.

    Đổi vận mệnh nhờ sách và Internet

    Cảm thấy cuộc sống bế tắc, lại thấy cha, mẹ nợ nần, vất vả quá nhiều vì bản thân mình, nhiều lúc Tiên đã nghĩ đến chuyện tự kết liễu cuộc đời.

    Hành trình kinh doanh trang sức như chuyện cổ tích của một chàng trai nghèo, bại liệt

    Thấy Tiên ham đọc nhưng không có tiền mua sách, người thân luôn tìm cách mượn sách cho để anh đọc. Chính những cuốn sách để thổi bùng trong anh khát vọng sống và cống hiến cho xã hội.

    May mắn thay, sau vài năm, tình trạng sức khỏe của anh khá dần và một ngày nọ, anh đã có thể ngồi xe lăn. Anh học một lớp thiết kế đồ họa rồi mở một tiệm ảnh nhỏ tại nhà, tự kiếm tiền để nuôi thân và hỗ trợ gia đình.

    "Sách đã giúp tôi trở thành người tàn nhưng không phế, còn Internet mở toang cánh cửa tương lai cho tôi. Nhờ nó, tôi có cơ hội hòa nhập cộng đồng và tìm được người tri kỉ", Tiên thổ lộ.

    "Người tri kỉ" của Tiên là một cô gái đang học thạc sĩ ở Hà Nội. Theo tiếng gọi của tình yêu, Tiên quyết định rời khỏi gia đình, tới thủ đô để tìm việc. Tình yêu của anh được đền đáp, nhưng công việc trở nên mịt mù vì các chủ doanh nghiệp không muốn nhận người khuyết tật.

    Không nản chí, Tiên cùng bạn gái tìm hiểu thương mại điện tử. Anh say mê nghiên cứu các nền tảng Amazon, Alibaba và tìm cách bán hàng trên nền tảng số.

    Hành trình kinh doanh với trang sức

    Đầu năm 2012, Tiên và người yêu bắt đầu bán trang sức trên mạng. Nhờ mối quan hệ của bạn gái, họ có thể nhập đồ trang sức chất lượng tốt. Ban đầu, hai người bán trên các trang rao vặt, đồng thời xây dựng trang web.

    Sau một năm, họ có những đơn hàng nhỏ một cách đều đặn. Tin tưởng con đường kinh doanh với trang sức, vào tháng 6/2013, họ lập Công ty Trang sức Em và Tôi. Mục đích của việc thành lập công ty là giúp khách hàng cảm thấy yên tâm khi đặt hàng trực tuyến.

    Chiến lược tiếp theo là mở cửa hàng trang sức trong một ngõ nhỏ để người dân có thể xem trực tiếp sản phẩm trước khi đặt hàng.

    Giữa năm 2014, cửa hàng trong ngõ quá tải vì lượng khách quá lớn. Tiên quyết định vay vốn để lập showroom ở phố Hàn Thuyên, Hà Nội. Hai người tuyển dụng nhân sự, xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp và hi vọng một tương lai sáng.

    Hành trình kinh doanh trang sức như chuyện cổ tích của một chàng trai nghèo, bại liệt

    Trớ trêu thay, Tiên vừa trở thành giám đốc trong 3 tháng thì hàng loạt sự cố xảy ra. Trang web sập liên tục vì số lượng sản phẩm và giao dịch tăng đột biến, dẫn tới tình trạng mất dữ liệu đơn hàng.

    Ngoài ra, nhân viên cũng bối rối vì lượng hàng tồn kho tăng đột biến, số lượng yêu cầu bảo hành tăng vọt. Hậu quả là công ty không kịp đáp ứng yêu cầu khách hàng - từ mua sản phẩm tới bảo hành. Số lượng khách phàn nàn về tiến độ, về chất lượng phục vụ trở nên quá lớn.

    Sức ép công việc lớn nhưng hiệu quả lại thấp nên nhiều nhân viên nản chí. Trong khi đó, Tiên vừa trực tiếp làm sản phẩm, vừa phải quản lí nên anh sa vào mớ hỗn độn trong hoạt động điều hành. Hàng hóa thất thoát liên tục và nhiều đơn hàng không đúng yêu cầu khiến khách hủy giao dịch.

    Đúng lúc Tiên cảm thấy mất phương hướng, gia đình người yêu lại phản đối quan hệ của họ, và không muốn cô lấy một người tật nguyền. Cảm giác sợ hãi của Tiên lên đến tột độ. Anh vừa lo mất sự nghiệp, vừa sợ mất người con gái đã yêu anh chân thành.

    Nỗ lực vượt thách thức lớn trong đời và sự nghiệp
    Với phương châm "phải nỗ lực để xứng đáng với tình yêu của bạn gái", Tiên rà soát mọi công việc, mọi khâu trong doanh nghiệp, đánh giá lại đặc thù kinh doanh, hoàn cảnh của bản thân, tham khảo các mô hình quản trị ở Việt Nam và thế giới.

    "Lời giải duy nhất dành cho tôi là phải đầu tư công nghệ", Tiên thổ lộ. Đương nhiên, anh hiểu đầu tư công nghệ đồng nghĩa với chi phí lớn. Nhưng trong hoàn cảnh hồi ấy, anh hiểu đó là lựa chọn duy nhất.

    Hành trình kinh doanh trang sức như chuyện cổ tích của một chàng trai nghèo, bại liệt

    Tiên vay vốn ngân hàng để mua hệ thống máy chủ, thuê công ty công nghệ viết phần mềm quản lí sản phẩm, áp dụng công nghệ vào hoạt động quản lí, điều hành.

    "Chúng tôi là một trong những doanh nghiệp nhỏ hiếm hoi thời đó đầu tư vào hệ thống quản trị, lưu trữ và đồng bộ dữ liệu", anh kể.

    Song song với quá trình ứng dụng công nghệ, Tiên xây dựng qui trình quản trị, ban hành các bản mô tả công việc cho từng bộ phận, vị trí, kèm theo qui chế thưởng, phạt công minh.

    Những biện pháp mới, cùng với nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, đã giúp công ty quay lại trạng thái ổn định.

    Về cuộc sống tình cảm, Tiên và người yêu kiên trì thuyết phục gia đình cô đồng ý để họ tiếp tục quan hệ. Trước sự quyết tâm của hai người, gia đình cô gái chấp thuận. Cuối năm 2014, họ tổ chức đám cưới, và một năm sau, họ đón đứa con đầu lòng.

    Năm 2015, một tổ chức y tế ở thành phố Chicago, Mỹ tới Việt Nam, kết hợp với Bệnh viện 108 để thay khớp chân cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Tiên may mắn là một trong số những người họ chọn. Trong năm 2015 và 2016, anh lần lượt thay khớp hàng và khớp gối. Nhờ tập luyện chăm chỉ, anh phục hồi khả năng đi lại như người bình thường.

    Năm 2017, do nhu cầu khách hàng tăng, công ty chuyển cửa hàng sang số 9 Hàng Chuối, Hà Nội.

    Không chỉ số hóa hoạt động bán hàng, quản lí và bảo hành, công ty còn áp dụng chính sách mua lại sản phẩm với giá tối đa bằng 70% giá ban đầu - bao gồm cả giá vàng, đá quí và công chế tác.

    Hành trình kinh doanh trang sức như chuyện cổ tích của một chàng trai nghèo, bại liệt

    Nhờ vậy, doanh thu của công ty tăng dần, và khách hàng tỏ ra tâm đắc với dịch vụ hậu mãi của công ty.

    "Hiện nay chúng tôi có khoảng 40.000 khách hàng trong và ngoài nước - gồm cả doanh nghiệp lẫn cá nhân. Tỉ lệ khách hàng trung thành đạt khoảng 20%", Tiên nói.

    Hàng năm, ngoài các mẫu có sẵn, Công ty Trang sức Em và Tôi còn nhận hàng trăm đơn hàng thiết kế, chế tác theo yêu cầu của khách. Họ trở thành một trong số ít doanh nghiệp trang sức sở hữu tới hơn 30.000 mẫu sản phẩm.

    "Kế hoạch của công ty trong năm 2020 là mở chi nhánh ở miền Nam và miền Trung", ông chủ trẻ tiết lộ. 

    Thông tin chi tiết liên hệ:

    Showroom: Công ty TNHH Trang sức Em Và Tôi

    Website: https://trangsucvn.com

    Hotline: 0914951535 / 0913951535 / 02462940187

    Địa Chỉ: Số 9 Hàng Chuối, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam

    Link gốc: https://vietnambiz.vn/hanh-trinh-kinh-doanh-trang-suc-nhu-chuyen-co-tich-cua-mot-chang-trai-ngheo-bai-liet-20200106103314248.htm
    Tin Liên Quan

    Bình luận bài viết

    • Hãy là người bình luận đầu tiên !