0946951535

Hotline bán hàng

0914 951 535

Hotline bán hàng

Danh mục sản phẩm

Ý nghĩa nhẫn cưới

Trangsucvn.com 13 năm trước 1476 lượt xem

Dù tiệc cưới có thay đổi để phù hợp với cuộc sống mới, một số những thủ tục trong lễ cưới vẫn được giữ và tổ chức trang trọng, đó là lễ trải chiếu, lễ gia tiên, lễ trao nhẫn cưới, trao của hồi môn, … Người Việt Nam rất coi trọng gia phong và những lễ nghi

    Ý nghĩa nhẫn cưới

    Chỉ nói riêng ở Việt Nam, trong tổng số 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những cách tổ chức lễ cưới theo phong tục riêng của mình. Cưới hỏi từ lâu đã là một nét văn hóa đẹp, mang đậm bản sắc của Việt Nam.

    -Việt Nam với phần đông là người dân tộc Kinh, lại chia làm hai nhóm theo tôn giáo để có những phong tục tổ chức lễ cưới khác nhau. Nhìn chung, các lễ cưới dù được tổ chức ở đâu, theo phong tục nào thì đó cũng là một đại lễ quan trọng của đời người.

    Về định nghĩa, lễ cưới hay đám cưới là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân. Với ý nghĩa này, lễ này còn gọi là lễ thành hôn. Trước đây, người Việt gọi lễ này là lễ rước dâu.

    Ngày nay, trong ngôn từ của đời sống thường ngày, người ta gọi lễ này là lễ cưới (dịch theo tiếng Hán là hôn lễ). Đây là hình thức liên hoan, mừng hạnh phúc cô dâu, chú rể và hai gia đình. Đây là nghi lễ được một số xã hội quan tâm và thường chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.Trong tâm thức người Việt thì lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sự quan tâm lớn của xã hội vào buổi lễ này đôi khi gây sức ép lên những người tổ chức: họ phải đảm bảo để có thể làm hài lòng nhiều người tham dự.

    -Trước đây, trong lễ cưới Việt Nam, những người tham dự thường đem tặng các đồ mừng đám cưới. Quà cưới thường trang trọng, được bọc giấy điều. Trong đám cưới, ban lễ tân (thường là người thân) đứng ra nhận quà mừng. Có những đám cưới tổ chức tiệc trà, đơn giản hơn tiệc cưới thông thường, có ý không yêu cầu người tham dự mang quà mừng.

    Còn ngày nay, chỉ với những bạn bè thân thiết của cô dâu và chú rể mới tặng quà cưới cho hai người và ông bà bố mẹ với những người thân trong họ hàng, trao quà cưới làm của hồi môn cho đôi tân giai nhân. Còn lại tất cả khách mời đều mừng bằng phong bì tiền, và đó là cách đơn giản gọn nhẹ nhất, cũng tiện nhất và hợp ý của người tổ chức.

    Lễ cưới đầy đủ bao gồm các lễ sau :

    -Chạm ngõ:là nghi thức gặp gỡ hai bên gia đình, dụng ý lần đầu tiên được biết nhau một cách công khai, chính thức. Từ đó thỏa thuận, tiến tới tác thành, xây dựng cho hai con. Đồ lễ mang sang nhà gái thường là trầu, cau, rượu, chè.

    -Lễ ăn hỏi:nhà trai mang lễ vật sang nhà gái hỏi vợ. Lễ vật đựng trong các tráp phủ vải điều màu đỏ, thường có trầu, cau, rượu, chè, bánh cốm, bánh xu xê, mứt sen, xôi, thủ lợn, lợn sữa quay.
     

     
    Lễ đính hôn:về mặt ngữ nghĩa lễ đính hôn, hay lễ cầu hôn tương đương lễ ăn hỏi (hỏi vợ) của người Việt, tuy phương Tây thường thịnh hành phong tục trao nhẫn đính hôn đính kim cương hoặc đá quý cùng lời cầu hôn.

    Lễ vấn danh:nhằm hỏi tên tuổi (vấn danh), so đôi lứa để xem xét xung, hợp của đôi trai gái đồng thời nhằm có dữ kiện để chọn ngày giờ tốt cho các nghi thức, thủ tục cưới hỏi. Lễ vấn danh cũng bao gồm những lễ vật tương tự lễ ăn hỏi tuy có thể ít hơn và giản dị hơn. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh coi như đã có chồng (dù chưa cưới). Hiện nay trong Lễ cưới người Việt lễ vấn danh kết hợp trong lễ ăn hỏi.

    Lễ nạp tài:nhà trai mang sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Lễ nạp tài hiện nay trong phong tục lễ cưới người Việt đã kết hợp một phần vào lễ ăn hỏi (lễ vật ăn hỏi) và một phần vào trong lễ cưới (trao của hồi môn)

    Lễ xin dâu:trước giờ đón dâu, mẹ chú rể hoặc một hai bà cô, bà dì, họ hàng thân thích (nữ) sang nhà gái để xin được đón dâu. Lễ vật trong lễ cưới người Việt thường là tráp đựng trầu têm cánh phượng.

    Đón dâu:nhà trai đưa đoàn sang nhà gái đón dâu về, thường đi bằng xe

    Lễ vu quy:diễn ra tại nhà gái, nơi tiễn cô dâu đi lấy chồng.

    Lễ thành hôn:còn gọi là lễ cưới nói chung, tuy vẫn thiên về chỉ lễ cưới chính thức tại nhà trai.

    Lễ tơ hồng:lễ khấn ông Tơ bà Nguyệt và cao đường (cha mẹ), diễn ra tại nhà trai. Thường chỉ có người thân thích, sau khi khách mời đã ra về hết.

    Lễ hợp cẩn :Đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh phu thê (sau này ta đọc thành bánh xu xê). Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống, phải cùng cạn chén, cùng ăn hết cái bánh không chia cho ai, không để thừa. Sau đó mọi người ra ngoài, để hai vợ chồng cùng tâm sự. Ở một số nhà khá giả, thiên về hoạt động văn hoá, thì những bạn bè văn chương chữ nghĩa với chàng rể còn mang hoa, thắp đền sáng rực trong phòng hợp cẩn. Họ cũng ca hát, gây tiếng động, hoặc vỗ tay, đập các khúc gỗ vào nhau. Do đó mà sau có chữ động phòng hoa chúc.

    Lễ báo hỉ:thường là tiệc mặn hoặc ngọt tổ chức sau nghi lễ cưới chính thức tại quê quán của cô dâu hoặc chú rể, hoặc nơi ở của bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, trong trường hợp quá xa ông bà, cha mẹ không thể xuống dự đám cưới với con cháu được.

    Lễ lại mặt:là lễ do chú rể mang về nhà gái sau ngày cưới từ 2 đến 4 hôm như một lời cảm ơn bên thông gia.

    Lễ cheo:lễ vật hoặc kinh phí nộp cho làng, xóm có con gái đi lấy chồng, với dụng ý để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng. Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Hiện nay nhiều nơi đã không còn giữ phong tục này.

    Tuần trăng mật:chỉ những ngày đầu tiên sau hôn lễ. Nhiều cặp vợ chồng trẻ có điều kiện thường tổ chức đi chơi du lịch tuần trăng mật tới những địa điểm có phong cảnh hữu tình. Tuần trăng mật cũng là thời điểm nghỉ ngơi cho cặp vợ chồng trẻ sau những ngày căng thẳng tiến hành hôn lễ.

    Ngày nay, một số lễ được lược bỏ bớt hoặc lồng ghép để tránh sự rườm rà trong tổ chức, các lễ chính còn giữ lại chủ yếu gồm: Lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới, có nơi có hoặc bỏ lễ lại mặt và chỉ với những cô dâu chú rể trong gia đình khá giả, có điều kiện thời gian và công việc cho phép thì mới tổ chức được tuần trăng mật sau cưới. Và mùa cưới thường được chọn vào dịp cuối năm, bắt đầu từ tháng 8 âm lịch cho đến sang đầu năm mới, mùa cưới vẫn còn được tổ chức vào dịp đầu xuân.

    -Tiệc cưới cũng có sự thay đổi, thay vì tổ chức ở cả hai nhà và chọn giờ đi rước dâu thì nay cùng đặt tiệc tổ chức tại một nhà hàng, khách sạn để tiện cho việc tiếp khách, đơn giản một số thủ tục và hai bên gia đình không phải lo nghĩ về khâu tổ chức cũng như trang trí nữa vì đã có nhà hàng, khách sạn lo chu tất.

    Đó là đối với các gia đình khá giả ở các thành phố lớn, còn ở các tỉnh lẻ hay vùng nông thôn, tiệc cưới vẫn giữ nếp xưa: bạn bè được mời đến ăn trầu uống nước tối hôm trước, hôm sau là ăn cỗ cưới và dự lễ đón dâu, có nơi còn tổ chức nhảy múa, ca hát rộn ràng, tưng bừng mừng cho lễ cưới.

    Dù tiệc cưới có thay đổi để phù hợp với cuộc sống mới, một số những thủ tục trong lễ cưới vẫn được giữ và tổ chức trang trọng, đó là lễ trải chiếu, lễ gia tiên, lễ trao nhẫn cưới, trao của hồi môn, … Người Việt Nam rất coi trọng gia phong và những lễ nghi truyền thống, người Việt Nam thường quan niệm về cuộc sống yên vui hạnh phúc, gặp nhiều may mắn là phải theo những lễ nghi truyền thống đó để có được sự an lành về sau.
    Tin Liên Quan

    Bình luận bài viết

    • Hãy là người bình luận đầu tiên !