0946951535

Hotline bán hàng

0914 951 535

Hotline bán hàng

Danh mục sản phẩm

Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp

Thương hiệu: EM VÀ TÔI ® | (0 đánh giá)
Mã số: TSVN008453 | Ngày cập nhật: 24-07-2015
Giá: 39.113.000₫

Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp dành cho nam,mặt Thánh Giá được làm sắt nét,dây chuyền nam đẹp,bảo hành 6 tháng Vàng đảm bảo

Hoặc gọi ngay để đặt mua: 0946951535 (8:00-20:00)

Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp

Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp dành cho nam,mặt Thánh Giá được làm sắt nét,dây chuyền nam đẹp,bảo hành 6 tháng Vàng đảm bảo


Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp dành cho nam,mặt Thánh Giá được làm sắt nét,dây chuyền nam đẹp,bảo hành 6 tháng Vàng đảm bảo

Loại sản phẩm: Trang sức bộ dành cho nam

Thương hiệu: Trang Sức Em Và Tôi

 

MẶT THÁNH GIÁ CHÚA            Mã số: TSVN008994

Tên sản phẩm: Mặt thánh giá chúa

Loại vàng: Vàng 10k (41,6%Au)

- Trọng lượng vàng: 

- Màu vàng: Vàng màu

Kích thước mặt dây chuyền vàng tây

- Chiều cao: 53.13 mm

- Chiều rộng: 38.3 mm

- Chiều dày: 7.59 mm

Kiểu chế tác: Mặt dây chuyền đeo cổ

Bảo hành: 6 tháng

Xuất xứ: Việt nam

Thu mua lại: Có

Phạm vi bán: Giao hàng toàn quốc

Thanh toán an toàn.

DÂY CHUYỀN NAM ĐÚC VÀNG        Mã số: TSVN008743

Loại sản phẩm: Dây Chuyền Nam Vàng Tây

Thương hiệu: Trang Sức Em Và Tôi

Kiểu chế tác: Dây Chuyền Nam Vàng Tây

Loại vàng: Vàng 10k (41.6%Au)

- Trọng lượng vàng: 

- Chiều dài dây: 58.5 cm

- Kích thước: 8.36 mm

- Màu vàng: Vàng

Bảo hành: 6 tháng

Thu mua lại: Có

Phạm vi bán: Giao hàng toàn quốc

Thanh toán an toàn.

Bạn có thể đặt hàng theo yêu cầu

Xem thêm: Bộ Trang Sức Vàng Nam
Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp, bo mat thanh gia

Hình ảnh: Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp dành cho nam,mặt Thánh Giá được làm sắt nét,dây chuyền nam đẹp,bảo hành 6 tháng Vàng đảm bảo

Bạn có thể đặt hàng theo yêu cầu

Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp dành cho nam,mặt Thánh Giá được làm sắt nét,dây chuyền nam đẹp,bảo hành 6 tháng Vàng đảm bảo
 
 

Ý nghĩa cao đẹp của Thánh Giá Chúa Giêsu
By Thống Hối | Sùng kính Lòng Chúa Thương Xót, Thánh hoá đời sống, Trường tha thứ, Trường yêu thương
Leave a Comment
Hằng năm vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày tưởng niệm Chúa Giêsu hy sinh bị đóng đinh chịu chết trên Thánh Giá, Thánh Giá Chúa Giêsu là trung tâm của lễ nghi phụng vụ và được cử hành rất cung kính long trọng.
Và cũng hằng năm ngày 14/9. Hội Thánh mừng kính tưởng niệm Thánh Giá Chúa Giêsu, như muốn nhắc nhở người tín hữu về nguồn gốc ơn cứu độ cho phần rỗi Linh Hồn mọi người phát xuất từ cây Thánh Giá Chúa Giêsu.
Bằng nhiều hình ảnh bóng bẩy, người ta cố gắng tìm ra chiều sâu ý nghĩa Thập Giá để đem áp dụng vào cuộc sống tâm linh. Chẳng hạn như nhìn Thập Giá như hai cây gỗ đặt trái chiều nhau, cây chiều dọc tượng trưng Thánh Ý Chúa, cây chiều ngang là ý riêng con người, để nhận ra giá trị của việc hy sinh vác lấy Thập Giá. Chẳng hạn như nhìn Thập Giá như một chữ T còn Đấng chịu chết treo tựa hình chữ Y, để nhận ra Tình Yêu duy nhất không có tình yêu nào lớn hơn.
1. Thánh Giá trong đời sống Chúa Giêsu
Sự chết của Chúa Giêsu trên Thập Giá chỉ có thể hiểu được trong ánh sáng sứ vụ của Người. Thật vậy, Chúa Giêsu đã hiến thân mình để chu toàn sứ mạng Chúa Cha uỷ thác, là quy tự toàn thể nhân loại về dưới quyền thống trị của Cha. Dẫu trên bước đường rao giảng, Chúa Giêsu đã gặp phải những khước từ và chống đối, nhưng thay vì rút lui bỏ dở, Người vẫn một dạ trung thành, ngay cả trong những lúc khó khăn gia tăng dồn dập.
Phúc Âm thứ tư đã nói tới sự vâng phục của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha được thể hiện trong ý thức tròn đầy, đến độ như chính Thiên Chúa trong Đức Kitô thực hiện công cuộc cứu rỗi con người. (Gioan 3, 17). Tất nhiên những khó khăn con người gây ra không ngăn cản được ý định cứu độ, nhưng Đức Giêsu vẫn tiếp tục hiến thân không mỏi mệt để chu toàn sứ mạng, ngay cả khi xem ra thất bại trên bình diện nhân sinh.
Nửa chừng đời sứ mạng, Đức Giêsu đã không úp mở báo trước kết cục bi thương trong đó Người sẽ phải chết bởi tay con người. Nhưng khi nhấn mạnh đến sự cần thiết phải chết để chu toàn Thánh Ý cũng như khi hứa hẹn sẽ Phục sinh. Người mặc khải cho biết sự chết là một yếu tố chính yếu trong việc thể hiện chương trình cứu độ.
Các Tông đồ không hiểu điều này, nên khi đến giờ Thập Giá, họ chua chát nhìn niềm hy vọng của mình bị sụp đổ. Chỉ khi đã được biến đổi nhờ biến cố Phục sinh và Hiện xuống, họ mới hiểu ra rằng Thập Giá không gây cản trở cho việc chu toàn sứ vụ.
2. Thánh Giá trong đời sống Giáo Hội
Trong Tân Ước, người ta có thể nhận ra nhiều mức độ nhận thức về ý nghĩa Thập Giá Đức Giêsu trong chương trình cứu thế.
Mức độ đầu tiên trong việc lãnh hội ý nghĩa sự chết của Đức Giêsu chính là lời chứng của các Tông đồ nhằm phi bác những lập trường chống lại sự Phục sinh. Nếu các địch thủ nêu lên việc Đức Giêsu đã bị kết án bởi Do Thái giáo và bị hành quyết trên Thập Giá bi thương, thì các Tông đồ lo bênh vực bằng cách giải thích cho thấy Thập Giá sở dĩ có là do sự gian ác của con người, nhưng lại phù hợp với thánh ý Chúa và đã được báo trước trong Cựu ước bởi các Tiên tri, cách riêng trong bài ca về người Tôi tớ đau khổ của Isaia.
Các thư Thánh Phaolô cho thấy mức độ thứ hai qua đó các Kitô hữu nhanh chóng khám phá ra nét phong phú của mầu nhiệm Thập Giá Đức Kitô. Họ coi sự chết như của lể hoàn hảo khả dĩ chuộc lại tội lỗi và thiết lập một giao ước mới với Thiên Chúa. Bởi vì Đức Giêsu đã vâng lời Chúa Cha cho đến chết, nên Thập Giá đã được tôn vinh như là biểu lộ tuyệt hảo về tình thương Thiên Chúa, và như là dụng cụ hữu hiệu của sự khôn ngoan và quyền năng Thiên Chúa hoà giải con người với Ngài.
Và tác giả thư Do Thái đã nêu lên mức độ thứ ba trong việc đón nhận Thập Giá. Vì gắn liền với bản tính nhân loại của Đức Giêsu và hoàn tất trong cuộc khổ nạn, nên Thập Giá đã khai mở một giao ước mới. Những đau khổ nhân loại được Đức Giêsu mang lấy đã biến Người nên vị Thượng Tế giàu tình thương, và sự chết của Người trên Thập Giá đã thành của lễ hiến dâng vẹn toàn tồn tại mãi mãi nhằm thanh tẩy con người khỏi tội lỗi hầu kết hiệp với Thiên Chúa.
3. Thánh Giá trong đời kẻ tin
Nếu sự chết của Đức Giêsu trên Thập Giá đã bộc lộ ý nghĩa và sức mạnh cứu rỗi, nhờ vào tình yêu trung tín vâng phục sứ mệnh Chúa Cha giao phó, thì mẫu gương của sự trung tín đến chết ấy cũng được khai triển trong đời sống của mỗi kẻ tin. Và hơn thế nữa, sự trung tín trong những đau khổ còn hàm chứa tính bí tích, quy hướng tới sự Phục sinh, vốn đem lại sự sống, ánh sáng và sức mạnh nhờ biết sống kết hợp với Thiên Chúa và kết hợp tích cực vào công cuộc cứu độ trần gian.
“Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác Thập Giá mình mà theo Ta”. Đó là lời mời gọi Chúa Giêsu dành cho những kẻ muốn tiếp bước đi theo Người, để họ nhận ra điều kiện tiên quyết là phải hy sinh. Dù các nhà chú giải không thấy có sự liên hệ trực tiếp giữa Thập Giá trong lời gọi này và Thập Giá ngày thứ Sáu Tuần thánh, vì không được phép đi quá xa bản văn, nhưng không phải vì thế mà cho rằng ngữ vựng Thập Giá ở đây không được thích hợp. Đơn giản, Thập Giá ở đây là hình bóng của những hy sinh từ bỏ thường xuyên trong đời kẻ tin.
Theo quan điểm của Phaolô, mọi Kitô hữu qua Bí tích Thánh tẩy, đều phải sống như người đã chịu đóng đinh vào Thập Giá Chúa Giêsu, nghĩa là thông phần vào tình yêu và sự vâng phục của Chúa Giêsu trên Thập Giá. Do đó, họ phải thường xuyên tự nguyện đóng đinh cho tính ích kỷ và chịu chết đi cho tội lỗi, để được tự do trên đường mến Chúa yêu người, cũng như trên hành trình đón nhận niềm vui và bình an của Chúa Kitô Phục sinh.
Khi đời sống Kitô hữu gặp phải khó khăn, họ nhìn lên Thập Giá trước hết như một mẫu gương để học sống tinh thần tín trung yêu mến, và sau đó như một điểm tựa mà cậy trông tìm kiếm sức mạnh vượt thắng gian nan. Nếu theo nhãn giới thư Do Thái, Đức Giêsu đã nên hoàn hảo, tức là được tấn phong Thượng tế một lần thay cho tất cả, nhờ trải qua cuộc Khổ nạn và Phục sinh, thì Kitô hữu trong cộng đoàn dân tư tế cũng chỉ nên hoàn hảo nhờ sẵn sàng sống tinh thần hiến dâng với và trong Đức Kitô trên Thánh Giá.
Tóm lại, hình thức và điểm nhấn linh đạo có thay đổi tuỳ theo mức độ nhận thức, nhưng cho đến muôn đời, Thập Giá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh vẫn mãi là cây sự sống rợp bóng trện đời tín hữu, bởi ở đó người ta nhận được ơn cứu độ, và cũng ở đó người ta nhận ra vinh quang mà Thiên Chúa muốn tỏ lộ cho loài người.
4. Nhưng sao trong đời sống chúng ta thường hay nói than vãn: Mọi người đều có Thánh Giá phải vác! Hay Thánh Giá của tôi nặng nề lắm?
Ðúng như vậy, mỗi người dù trong bậc sống hoàn cảnh nào cũng đều đã hay sẽ phải trải qua những lúc hoặc giai đoạn trái ngược với điều mong muốn ước ao, như đau khổ, bệnh tật, thiên tai… Nhưng họ đều đã sống vượt qua và qua đó càng có thêm kinh nghiệm sống. Nếu chưa muốn nói đến: trong nghịch cảnh Thánh Giá, nảy sinh ra được niềm vui, vì tìm thấy ý nghĩa hoặc lối thoát cho cuộc sống! Chả thế ta thường hay nói: “Lửa thử vàng, gian nan thử đức” – Hay “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu!” Là thế đó.
Thiên Chúa tạo dựng nên con người, nuôi dưỡng dẫn dắt ta trong cuộc sống. Ngài không muốn con người là con cái Ngài phải sống trong thất vọng bị hủy diệt. Ngài muốn cứu giúp họ. Qua Thánh Giá Chúa Giêsu, Ngài muốn ban tặng họ sức mạnh, niềm hy vọng trong đau khổ chịu đựng.
5. Sứ điệp của cây Thánh Giá:
Qua dấu hiệu cây Thánh Giá, chúng ta cùng gặp nhau. Vì đời ai chả có Thánh Giá.
Qua dấu hiệu cây Thánh Giá, chúng ta đã nhiều lần suy nghĩ hoặc nói chuyện với nhau về Thánh Giá trong đời sống hằng ngày.
Qua dấu hiệu cây Thánh Giá, chúng ta đã nghe nhiều thăc mắc hoài nghi về Thánh Giá cuộc đời.
Qua dấu hiệu cây Thánh Giá, chúng ta cùng thông cảm với nhau, những khi vấp vào hoàn cảnh bất an đe dọa cuộc sống.
Qua dấu hiệu cây Thánh Giá, chúng ta tin vào lòng nhân đạo tình người
Qua dấu hiệu cây Thánh Giá, chúng ta hy vọng vào chiến thắng của Chúa Giêsu, xưa đã chết trên đó.
Qua dấu hiệu cây Thánh Giá, chúng ta tin Chúa Giêsu hằng cùng đồng hành hướng dẫn ta trong đời sống.
Qua dấu hiệu cây Thánh Giá, chúng ta xác tín Chúa Giêsu dẫn đưa ta đến sự sống.
Qua dấu hiệu cây Thánh Giá, chúng ta sống lạc xa nhau
Nhưng cũng qua dấu hiệu cây Thánh Giá, chúng ta lại cùng được liên kết với nhau.
Thánh Giá là niềm hy vọng của người Kitô hữu,
Thánh Giá là sự phục sinh của kẻ chết.
Thánh Giá là đường đi của kẻ bị lạc lối,
Thánh Giá là sự cứu độ của kẻ đã lạc đường.
Thánh Giá là cây gậy của kẻ tàn tật,
Thánh Giá là người dẫn đường của kẻ mù.
Thánh Giá là sức mạnh của kẻ yếu đuối,
Thánh Giá là thầy thuốc của kẻ bệnh tật.
Thánh Giá là mục tiêu của các Linh Mục,
Thánh Giá là niềm cậy trông của kẻ tuyệt vọng.
Thánh Giá là tự do của kẻ nô lệ,
Thánh Giá là quyền lực của các vua chúa.
Thánh Giá là nước tưới cho hạt giống,
Thánh Giá là niềm an ủi dành cho người nô lệ.
Thánh Giá là nguồn nước hằng sống cho kẻ kiếm tìm,
Thánh Giá là quần áo của kẻ trần trụi.
“Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã ban cho con cây Thánh Giá! AMEN”
 
 

Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp

Hình ảnh: Bộ sản phẩm vàng 10k gồm dây chuyền và Mặt Thánh Giá vàng 10k đảm bảo tuổi vàng, bảo hành 6 tháng, giao tận nơi trên toàn quốc
 

Xem thêm Trang Sức Công Giáo

  • Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp

    Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp

  • Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp

    Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp

  • Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp

    Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp

Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp

39.113.000₫
Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp

Reviews - Đánh giá Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp

0/5

0 đánh giá

1
0 đánh giá
2
0 đánh giá
3
0 đánh giá
4
0 đánh giá
5
0 đánh giá

    Hỏi, Đáp Về Bộ mặt Thánh Giá vàng đẹp

    • Hãy là người bình luận đầu tiên !

    Thông tin sản phẩm

    • Thương hiệu: EM VÀ TÔI ®
    • Xuất xứ: Việt nam
    • Quà tặng: Quà tặng sinh nhật Nam
    • Đơn vị: /Bộ
    • Dành cho: Nam
    • Giao hàng: Toàn quốc
    • Miễn phí trọn đời: Đánh bóng, làm sạch sản phẩm, gắn đá Cz dưới 3 mm
    • Màu sắc vàng: Vàng màu + Vàng trắng
    • Loại Vàng: Vàng 10K(41.6%Au)