Nhìn khái quát về màu đá quý
Không biết từ bao giờ và từ lúc nào, tổ tiên lòai nguời đã biết sử dụng đá quý để làm vật trang trí và kim loại vào cuộc sống thuờng ngày. Cho đến ngày nay, với cuộc sống hiện đại thì nhu cầu về trang sức đá quý càng tăng cao hơn bao giờ hết. Khách hàng đ
Nhìn khái quát về màu đá quý
Không biết từ bao giờ và từ lúc nào, tổ tiên lòai nguời đã biết sử dụng đá quý để làm vật trang trí và kim loại vào cuộc sống thuờng ngày. Cho đến ngày nay, với cuộc sống hiện đại thì nhu cầu về trang sức đá quý càng tăng cao hơn bao giờ hết. Khách hàng đã bắt đầu quan tâm đến các loại đá quý như tên đá, màu sắc, chất luợng và cả quá trình hình thành của chúng.
Trong thiên nhiên có khỏang hơn 4 nghìn khóang vật đuợc tìm thấy nhưng chỉ có khoảng 60 loại là đạt những yêu cầu cần thiết về vẻ đẹp, sự quý hiếm và độ bền để có thể sử dụng như nguyên liệu đá quý. Đá là tập hợp của các loại khoáng vật đuợc hình thành do các quá trình địa chất trong lòng Trái Đất có cấu trúc mạng tinh thể và thành phần hóa học (công thức hóa học) xác định, đặc trưng bởi các tính chất hóa học và tính chất vật lý nhất định. Đá có thể tạo nên bởi 1 loại khoáng vật (đá đơn khoáng) hoặc vài loại khóang vật (đá đa khoáng). Ví dụ, Lapis Lazuli được tạo thành từ các khoáng vật lazurite, sodalite, calcite and pyrite. Đá vôi được tạo thành từ 1 khoáng vật là calcite.
Từ lâu, đá được chia thành 2 nhóm là đá quý và đá bán quý. Theo sự phân loại này thì đá quý bao gồm Kim Cương, Ruby, Emerald. Đá bán quý bao gồm những loại đá còn lại. Tuy nhiên trên thực tế khái niệm phân biệt 2 nhóm đá quý và đá bán quý đã trở nên thu hẹp bởi tùy theo sở thích, quốc gia, quan niệm tâm linh và căn cứ và độ khan hiếm, đá quý có thể được xem là đá bán quý và ngược lại đá bán quý cũng có thể được xem là đá quý. Ví dụ như trước đây, Amethyst từng được xem là đá quý nhưng khi một trữ lượng lớn được tìm thấy tại Brazil thì giá trị của Amethyst cũng giảm đi và trở thành đá bán quý. Theo quan niệm tâm linh, Cẩm Thạch rất đuợc ưa chuộng tại các nước Châu Á, tiêu biểu là Việt Nam và Trung Quốc nhưng với các nứớc Phương Tây lại không ưa chuộng loại đá này mà thay vào đó là Opal.
Không biết từ bao giờ và từ lúc nào, tổ tiên lòai nguời đã biết sử dụng đá quý để làm vật trang trí và kim loại vào cuộc sống thuờng ngày. Cho đến ngày nay, với cuộc sống hiện đại thì nhu cầu về trang sức đá quý càng tăng cao hơn bao giờ hết. Khách hàng đã bắt đầu quan tâm đến các loại đá quý như tên đá, màu sắc, chất luợng và cả quá trình hình thành của chúng.
Trong thiên nhiên có khỏang hơn 4 nghìn khóang vật đuợc tìm thấy nhưng chỉ có khoảng 60 loại là đạt những yêu cầu cần thiết về vẻ đẹp, sự quý hiếm và độ bền để có thể sử dụng như nguyên liệu đá quý. Đá là tập hợp của các loại khoáng vật đuợc hình thành do các quá trình địa chất trong lòng Trái Đất có cấu trúc mạng tinh thể và thành phần hóa học (công thức hóa học) xác định, đặc trưng bởi các tính chất hóa học và tính chất vật lý nhất định. Đá có thể tạo nên bởi 1 loại khoáng vật (đá đơn khoáng) hoặc vài loại khóang vật (đá đa khoáng). Ví dụ, Lapis Lazuli được tạo thành từ các khoáng vật lazurite, sodalite, calcite and pyrite. Đá vôi được tạo thành từ 1 khoáng vật là calcite.
Từ lâu, đá được chia thành 2 nhóm là đá quý và đá bán quý. Theo sự phân loại này thì đá quý bao gồm Kim Cương, Ruby, Emerald. Đá bán quý bao gồm những loại đá còn lại. Tuy nhiên trên thực tế khái niệm phân biệt 2 nhóm đá quý và đá bán quý đã trở nên thu hẹp bởi tùy theo sở thích, quốc gia, quan niệm tâm linh và căn cứ và độ khan hiếm, đá quý có thể được xem là đá bán quý và ngược lại đá bán quý cũng có thể được xem là đá quý. Ví dụ như trước đây, Amethyst từng được xem là đá quý nhưng khi một trữ lượng lớn được tìm thấy tại Brazil thì giá trị của Amethyst cũng giảm đi và trở thành đá bán quý. Theo quan niệm tâm linh, Cẩm Thạch rất đuợc ưa chuộng tại các nước Châu Á, tiêu biểu là Việt Nam và Trung Quốc nhưng với các nứớc Phương Tây lại không ưa chuộng loại đá này mà thay vào đó là Opal.
Nguồn: Tổng hợp