Trọng lượng đá quý
Trọng lượng đá quý người ta thường sử dụng đơn vị đo lường là carat (viết tắt là “ct”) như một đơn vị chuẩn của việc đo lường trọng lượng của đá quý, 1.00ct = 0.20g Điều quan trọng nên nhớ rằng, mặc dù trọng lượng carat là một yếu tố giá trị, nhưng nó kh
Trọng lượng đá quý
Trong ngành kinh doanh trang sức trên toàn thế giới, người ta thường sử dụng đơn vị đo lường là carat (viết tắt là “ct”) như một đơn vị chuẩn của việc đo lường trọng lượng của đá quý, 1.00ct = 0.20g.Để có độ chính xác cao hơn, một carat thường được chia ra thành 100 đơn vị được gọi là “points” (viết tắt là “pts”), 1pts = 0.01ct. Hầu hết các nhà bán sỉ và bán lẻ thường cân đá quý đến hàng đơn vị phần ngàn (ba số lẻ 0.001ct) và làm tròn thành hàng đơn vị phần trăm (hai số lẻ 0.01ct). Như vậy, bạn có thể nói rằng một viên đá có trọng lượng nằm trong khoảng 2.745ct và 2.754ct đều được làm tròn thành 2.75ct.
Điều quan trọng nên nhớ rằng, mặc dù trọng lượng carat là một yếu tố giá trị, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định về chất lượng hay vẻ đẹp của viên đá. Một viên đá có trọng lượng 1.00ct cũng có thể có chất lượng tốt và đẹp bằng một viên có trọng lượng 10.00ct, nếu không thì chúng cũng có thể có sức thu hút như nhau. Tất cả điều đó phụ thuộc vào màu sắc của bản thân viên đá và thị hiếu của khách hàng.
Những người kinh doanh trang sức thường trao đổi về trọng lượng carat trong những khoảng nhất định, họ sử dụng tỉ lệ của carat (1/4, 1/2, và 3/4) giống như những điểm tham chiếu chung. Ví dụ, một người bán sỉ bán ra một viên đá quý có trọng lượng 0.27ct, thì một người bán lẻ họ có thể quy trọng lượng của viên đá đó là 1/4ct. Trong những cuộc đối thoại thông thường giữa các nhà kinh doanh thì một viên đá có trọng lượng 1/4ct có thể có trọng lượng nằm trong khoảng 0.23ct tới 0.29ct. Việc giới thiệu với khách hàng trong lúc bán hàng phải cực kỳ cẩn thận khi sử dụng dạng tỉ lệ giống như “1/4 ” hoặc “1/2”, bạn chỉ nên sử dụng khi nào bạn biết chính xác trọng lượng của viên đá là bao nhiêu, không hơn và không kém.
Trong lĩnh vực nữ trang, độ chính xác cũng là một vấn đề rất quan trọng khi miêu tả về tổng trọng lượng của viên đá. Khi bạn bán những loại nữ trang được đính từ hai viên đá trở lên, bạn nên cho khách hàng biết trọng lượng của từng viên đá, như vậy sẽ tránh được sự mập mờ, nhầm lẫn, ảnh hưởng đến uy tín của bạn.
Khi người bán lẻ hỏi những viên đá giá bao nhiêu, những người bán sỉ có thể đưa ra con số theo hai cách: giá cho từng viên hoặc giá trên một carat. Giá cho từng viên là tổng giá trị của nó. Giá trên một carat là số tiền cho mỗi carat. Đối với cách thứ nhất, điều quan trọng cần phải biết là những con số, vì bạn phải biết bạn sẽ phải trả bao nhiêu tiền nếu như bạn quyết định mua viên đá này. Nhưng với cách thứ hai, số tiền đó sẽ cho bạn một sự so sánh về giá trị với những viên đá quý khác nhau.
Một số loại đá quý thường phổ biến ở dạng kích thước nhỏ. Ví dụ như ruby, alexandrite, demantoid, tsavorite garnet, chúng thường có kích thước dao động trong khoảng 4.00ct. Đối với những loại đá quý này, những viên có chất lượng tốt, khi trọng lượng carat tăng thì đồng nghĩa với giá tăng. Ví dụ, viên emerald có trọng lượng 5.00ct thì thường có giá cho mỗi carat đắt hơn rất nhiều so với viên có trọng lượng 1.00ct, trong trường hợp chúng có cùng chất lượng như nhau.
Những loại đá quý khác, giống như amethyst, aquamrine, citrine, smoky quartz, và topaz xanh dương hoặc vàng, phổ biến với những tinh thế có kích thước đủ lớn để chế tác thành những sản phẩm có kích thước thực sự khổng lồ, hoặc chế tác thành số lượng lớn những viên kích thước nhỏ. Không quá khó để tìm những viên đá quý loại này đã được cắt mài có trọng lượng trên 100ct. Đối với loại đá quý như vậy giá của nó trên một carat thường ít hoặc không tăng theo kích thước. Ví dụ, một viên amethyst nặng 4.00ct thông thường chỉ có giá gấp hai lần so với một viên amethyst có chất lượng như nhau nặng 2.00ct. Thực tế, giá của nó có thể bị giảm xuống nếu viên đó có kích thước quá lớn, khó sử dụng để làm trang sức.
Tinh thể thạch anh với kích thước lớn có thể tìm thấy dễ dàng
Khi khách hàng mua sắm trang sức, họ có thể hỏi tại sao hai loại đá màu có cùng trọng lượng carat nhưng lại có kích thước không giống nhau. Ví dụ, một viên amethyst có kích thước lớn hơn nhiều so với một viên ruby có cùng trọng lượng. Câu trả lời nằm ở điểm cấu trúc tinh thể và thành phần hoá học tạo nên các loại đá.
Như bạn đã biết, mỗi một loại đá quý thường có “công thức” đặc trưng riêng của mình, không phải tất cả các loại đá quý đều được tạo nên từ cùng loại nguyên tử. Và không phải tất cả các nguyên tử thì đều có cùng trọng lượng. Ngoài ra, những nguyên tử tạo thành cấu trúc của đá quý có thể được “sắp xếp” với nhau một cách lỏng lẻo, chặt chẽ hoặc mức trung bình. Sự đa dạng về cấu trúc giúp xác định mật độ (tỷ trọng) của đá quý hoặc mối liên hệ giữa cân nặng và kích thước.
Nếu bạn cần thay loại đá khác cho chiếc nhẫn thì bạn nên biết rằng tỷ trọng của các loại đá khác nhau thì khác nhau, ví dụ: tỷ trọng của sapphire, iolite và các loại đá quý màu xanh thay thế có tỷ trọng khác nhau. Sapphire có tỉ trọng 4.00 trong khi đó tỉ trọng của iolite là 2.61. Vì tỷ trọng của chúng khác nhau nên một viên sapphire và một viên iolite có cùng trọng lượng sẽ có kích thước khác nhau.
Cũng như thế, một viên sapphire và một viên iolite có cùng kích thước sẽ có trọng lượng khác nhau. Nếu bạn đặt làm một viên iolite 1.00ct để thay thế một viên sapphire nặng 1.00ct cho chiếc nhẫn, bạn sẽ thấy rằng viên iolite sẽ quá lớn để đưa vào chỗ cũ của viên sapphire trên chiếc nhẫn. Trong trường hợp này, bạn nên đặt làm dựa trên kích thước sẽ tốt hơn là cân trọng lượng.
Điều quan trọng nên nhớ rằng, mặc dù trọng lượng carat là một yếu tố giá trị, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định về chất lượng hay vẻ đẹp của viên đá. Một viên đá có trọng lượng 1.00ct cũng có thể có chất lượng tốt và đẹp bằng một viên có trọng lượng 10.00ct, nếu không thì chúng cũng có thể có sức thu hút như nhau. Tất cả điều đó phụ thuộc vào màu sắc của bản thân viên đá và thị hiếu của khách hàng.
Những người kinh doanh trang sức thường trao đổi về trọng lượng carat trong những khoảng nhất định, họ sử dụng tỉ lệ của carat (1/4, 1/2, và 3/4) giống như những điểm tham chiếu chung. Ví dụ, một người bán sỉ bán ra một viên đá quý có trọng lượng 0.27ct, thì một người bán lẻ họ có thể quy trọng lượng của viên đá đó là 1/4ct. Trong những cuộc đối thoại thông thường giữa các nhà kinh doanh thì một viên đá có trọng lượng 1/4ct có thể có trọng lượng nằm trong khoảng 0.23ct tới 0.29ct. Việc giới thiệu với khách hàng trong lúc bán hàng phải cực kỳ cẩn thận khi sử dụng dạng tỉ lệ giống như “1/4 ” hoặc “1/2”, bạn chỉ nên sử dụng khi nào bạn biết chính xác trọng lượng của viên đá là bao nhiêu, không hơn và không kém.
Trong lĩnh vực nữ trang, độ chính xác cũng là một vấn đề rất quan trọng khi miêu tả về tổng trọng lượng của viên đá. Khi bạn bán những loại nữ trang được đính từ hai viên đá trở lên, bạn nên cho khách hàng biết trọng lượng của từng viên đá, như vậy sẽ tránh được sự mập mờ, nhầm lẫn, ảnh hưởng đến uy tín của bạn.
Khi người bán lẻ hỏi những viên đá giá bao nhiêu, những người bán sỉ có thể đưa ra con số theo hai cách: giá cho từng viên hoặc giá trên một carat. Giá cho từng viên là tổng giá trị của nó. Giá trên một carat là số tiền cho mỗi carat. Đối với cách thứ nhất, điều quan trọng cần phải biết là những con số, vì bạn phải biết bạn sẽ phải trả bao nhiêu tiền nếu như bạn quyết định mua viên đá này. Nhưng với cách thứ hai, số tiền đó sẽ cho bạn một sự so sánh về giá trị với những viên đá quý khác nhau.
TRỌNG LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG
Bạn thường cho rằng những viên đá có trọng lượng càng lớn, hiếm hơn thì càng có giá đắt hơn cho mỗi carat. Điều này thường đúng đối với kim cương, nó không phải lúc nào cũng đúng đối với trường hợp đá màu. Quá trình địa chất tạo ra những loại đá quý khác nhau với những dạng tinh thể có kích thước khác nhau, theo đó trọng lượng của những viên đá được chế tác từ những tinh thể thô theo đó mà thay đổi. Một tinh thể ruby hoặc emerald thô đủ lớn để có thể mài ra được một viên có trọng lương 1.00ct thì hiếm hơn rất nhiều so với tinh thể amethyst mà có thể mài ra được một viên có trọng lượng 10.00ct. Vì lý do này, nên tỉ lệ tốc độ tăng giá theo trọng lượng sẽ khác nhau đối với từng loại đá khác nhau.Một số loại đá quý thường phổ biến ở dạng kích thước nhỏ. Ví dụ như ruby, alexandrite, demantoid, tsavorite garnet, chúng thường có kích thước dao động trong khoảng 4.00ct. Đối với những loại đá quý này, những viên có chất lượng tốt, khi trọng lượng carat tăng thì đồng nghĩa với giá tăng. Ví dụ, viên emerald có trọng lượng 5.00ct thì thường có giá cho mỗi carat đắt hơn rất nhiều so với viên có trọng lượng 1.00ct, trong trường hợp chúng có cùng chất lượng như nhau.
Những loại đá quý khác, giống như amethyst, aquamrine, citrine, smoky quartz, và topaz xanh dương hoặc vàng, phổ biến với những tinh thế có kích thước đủ lớn để chế tác thành những sản phẩm có kích thước thực sự khổng lồ, hoặc chế tác thành số lượng lớn những viên kích thước nhỏ. Không quá khó để tìm những viên đá quý loại này đã được cắt mài có trọng lượng trên 100ct. Đối với loại đá quý như vậy giá của nó trên một carat thường ít hoặc không tăng theo kích thước. Ví dụ, một viên amethyst nặng 4.00ct thông thường chỉ có giá gấp hai lần so với một viên amethyst có chất lượng như nhau nặng 2.00ct. Thực tế, giá của nó có thể bị giảm xuống nếu viên đó có kích thước quá lớn, khó sử dụng để làm trang sức.
Tinh thể thạch anh với kích thước lớn có thể tìm thấy dễ dàng
TRỌNG LƯỢNG VÀ KÍCH THƯỚC
Khi khách hàng mua sắm trang sức, họ có thể hỏi tại sao hai loại đá màu có cùng trọng lượng carat nhưng lại có kích thước không giống nhau. Ví dụ, một viên amethyst có kích thước lớn hơn nhiều so với một viên ruby có cùng trọng lượng. Câu trả lời nằm ở điểm cấu trúc tinh thể và thành phần hoá học tạo nên các loại đá.
Như bạn đã biết, mỗi một loại đá quý thường có “công thức” đặc trưng riêng của mình, không phải tất cả các loại đá quý đều được tạo nên từ cùng loại nguyên tử. Và không phải tất cả các nguyên tử thì đều có cùng trọng lượng. Ngoài ra, những nguyên tử tạo thành cấu trúc của đá quý có thể được “sắp xếp” với nhau một cách lỏng lẻo, chặt chẽ hoặc mức trung bình. Sự đa dạng về cấu trúc giúp xác định mật độ (tỷ trọng) của đá quý hoặc mối liên hệ giữa cân nặng và kích thước.
Nếu bạn cần thay loại đá khác cho chiếc nhẫn thì bạn nên biết rằng tỷ trọng của các loại đá khác nhau thì khác nhau, ví dụ: tỷ trọng của sapphire, iolite và các loại đá quý màu xanh thay thế có tỷ trọng khác nhau. Sapphire có tỉ trọng 4.00 trong khi đó tỉ trọng của iolite là 2.61. Vì tỷ trọng của chúng khác nhau nên một viên sapphire và một viên iolite có cùng trọng lượng sẽ có kích thước khác nhau.
Cũng như thế, một viên sapphire và một viên iolite có cùng kích thước sẽ có trọng lượng khác nhau. Nếu bạn đặt làm một viên iolite 1.00ct để thay thế một viên sapphire nặng 1.00ct cho chiếc nhẫn, bạn sẽ thấy rằng viên iolite sẽ quá lớn để đưa vào chỗ cũ của viên sapphire trên chiếc nhẫn. Trong trường hợp này, bạn nên đặt làm dựa trên kích thước sẽ tốt hơn là cân trọng lượng.
Theo GIA